Dầu Diesel đã trở thành sản phẩm quen thuộc được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhờ công dụng tuyệt vời của nó. Vậy Dầu Diesel là gì? Có mấy loại dầu Diesel đang được lưu hàng tại Việt Nam? Xe của bạn cần đổ loài dầu nào giúp bảo vệ động cơ xe? Cùng ECO LIFE Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé:
Mục lục
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Dầu DO (Diesel Oil) là một loại nhiên liệu dạng lỏng, được tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hỏa (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil), nặng hơn dầu lửa và xăng. Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C.
Loại dầu này có trọng lượng nặng hơn xăng và dầu lửa và được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gasoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.
Động cơ Diesel được ứng dụng nhiều đặc biệt trong giao thông vận tải, nông nghiệp và công nghiệp. Loại động cơ này có ưu điểm là hiệu suất năng lượng cao và an toàn hơn so với động cơ xăng nhưng lượng phát thải cao hơn nên cần được sử dụng và bảo quản một cách an toàn để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Các loại xe sử dụng động cơ Diesel được sản xuất thành nhiều loại, với kích thước, công suất, tốc độ khác nhau, … dẫn đến yêu cầu về nhiên liệu cũng khác nhau. Việc chọn loại nhiên liệu phù hợp không đơn giản, phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất phải kể đến: kích thước và cấu trúc của động cơ; tốc độ và tải trọng, tần suất thay đổi tốc độ và tải trọng, bảo dưỡng, giá và khả năng cung cấp nhiên liệu.
Do dầu hỏa và dầu Diesel có nhiều đặc tính giống nhau nên nhiều người thường bị nhầm lẫn hai loại dầu này. Dầu hỏa hay còn được gọi là Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon dễ bắt cháy, không màu. Dầu hỏa thu được nhờ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở khoảng nhiệt độ từ 150 °C cho tới 275 °C. Ngày nay, dầu hỏa được ứng dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực và tên lửa. Do đó, dầu hỏa và dầu diesel là 2 loại nhiên liệu hoàn toàn khác nhau.
Trước năm 2016, Việt Nam vẫn đồng ý lưu hành 2 loại dầu diesel:
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2016, dung dịch dầu DO 0,25%S ngừng lưu thông trên thị trường Việt Nam theo đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường. Và để đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải ra môi trường từ 01/01/2018, Petrolimex đã thực hiện việc đưa sản phẩm mới Diesel 0,001S-V (có hàm lượng lưu huỳnh không lớn hơn 10mg/kg (10ppm)) vào kinh doanh, phục vụ cho các loại xe đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4 và Euro 5.
Bảng chỉ số hàm lượng lưu huỳnh so sánh với các mức nhiên liệu Điêzen khác:
Tên chỉ tiêu | DO 0,05S-II | DO 0,035S-III | DO 0,005S-IV | DO 0,001S-V |
Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max | 500 | 350 | 50 | 10 |
Có thể thấy, hàm lượng lưu huỳnh (S) trong các loại dầu Diesel là không giống nhau, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel là một chỉ số rất quan trọng. Hàm lượng càng cao sẽ sinh ra nhiều axit sunfuric (H₂SO₄) gây ăn mòn động cơ, phá hủy dầu nhớt bôi trơn dẫn đến tuổi thọ động cơ, máy móc bị suy giảm. Các loại dầu Diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường cũng như nâng tuổi thọ động cơ.
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel | Loại nhiên liệu Diesel | Phương pháp thử | ||
DO 0,5% S |
DO 1,0% S |
|||
1. | Chỉ số cetan | ≥ 50 | ≥ 45 | ASTM D 976 |
2. | Thành phần chưng cất, t °C | |||
50% được chưng cất ở | 280 °C | 280 °C | TCVN | |
90% được chưng cất ở | 370 °C | 370 °C | 2693–95 | |
3. | Độ nhớt động học ở 20 °C (đơn vị cSt: xenti-Stock) |
1,8 ÷ 5,0 | 1,8 ÷ 5,0 | ASTM D 445 |
4. | Hàm lượng S (%) | ≤ 0,5 | ≤ 1,0 | ASTM D 2622 |
5. | Độ tro (% kl) | ≤ 0,01 | ≤ 0,01 | TCVN 2690–95 |
6. | Độ kết cốc (%) | ≤ 0,3 | ≤ 0,3 | TCVN6 324–97 |
7. | Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V) | ≤ 0,05 | ≤ 0,05 | TCVN 2693–95 |
9. | Ăn mòn mảnh đồng ở 50 °C trong 3 giờ | N0 1 | N0 1 | TCVN 2694–95 |
10. | Nhiệt độ đông đặc, t °C | ≤ 5 | ≤ 5 | TCVN 3753–95 |
11. | Tỷ số A/F | 14,4 | 14,4 | — |
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_diesel
Tiêu chí | DO 0,05S | DO 0,001S |
---|---|---|
Hàm lượng lưu huỳnh | 0,05% (500 ppm) | 0,001% (10 ppm) |
Khí thải | Thấp hơn so với dầu có lưu huỳnh cao như Do 0,25S | Rất thấp, giảm tối đa khí SO₂ do lượng lưu huỳnh thấp |
Ảnh hưởng đến sức khỏe | Tốt hơn nhưng vẫn có thể gây ô nhiễm do hàm lượng lưu huỳnh ở mức trung bình | Cực kỳ tốt, giảm thiểu tác động xấu, đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4, Euro 5 |
Tác động môi trường | Giảm ô nhiễm nhưng vẫn có tác động | Giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải |
Hiệu suất động cơ | Tốt, nhưng có thể có cặn bã | Tối ưu, ít cặn bã và sự ăn mòn bảo vệ tối đa động cơ |
Giá thành | Thấp hơn so với DO 0,001S | Thường cao hơn do quy trình tinh chế, vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam |
Quy định pháp lý | Tuân thủ nhiều quy định hiện hành | Đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn ví dụ như Euro 4, Euro 5, Euro 6 |
Hiện nay, hầu hết các xe chuẩn khí thải mức 5 yêu cầu khách đổ dầu 0,001S-V cho xe để xe hoạt động tốt cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải tại Việt Nam hiện nay. Thậm chí không chỉ dừng ở khuyến cáo, mà hãng còn cảnh báo việc sử dụng dầu sai quy chuẩn còn có thể khiến xe không được bảo hành nếu xảy ra hỏng hóc. Nghĩa là ở một số loại xe việc đổ dầu DO 0,001S-V là hoàn toàn bắt buộc. Nếu đổ dầu DO 0,05S thì hệ thống động cơ, ống xả dễ bị bẩn, tắc nghẽn, đóng muội và ảnh hưởng đến độ bền.
Ngược lại hầu hết các động cơ Diesel đời cũ sẽ hoạt động tốt với dầu Diesel 0,001S, nhưng nếu hệ thống động cơ xe có hệ thống phun nhiên liệu hoặc bộ lọc quá cũ, có thể cần kiểm tra trước khi đổ Dầu Diesel tránh trường hợp bị hỏng hóc động cơ.
Để động cơ xe hoạt động tối ưu và tiết kiệm, các tài xế cần kiểm tra thật kỹ dòng xe mình đang sử dụng dùng loại dầu Diesel nào để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng. Đổ nhầm Dầu Diesel có thể gây ra một số hiệu quả không mong muốn cho xe của bạn và có thể khiến việc bảo trì, sửa chữa trở nên tốn kém.