%title%

Khi nào cần bổ sung Nước làm mát ô tô? Mất chi phí bao nhiêu mỗi lần thay nước làm mát?

6 tháng @ Thứ Hai 26 Tháng 8, 2024

Sự ra đời của nước làm mát ô tô như một phụ gia thiết yếu giúp xe ô tô loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn và bảo vệ động cơ xe của bạn. Nước làm mát ô tô là gì? Khi nào xe cần thay nước làm mát? Giá nước làm mát ô tô hiện nay? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây:

1. Nước làm mát ô tô là gì?

1.1. Khái niệm

Nước làm mát (Engine Coolant) là chất lỏng được sử dụng trong hệ thống làm mát của động cơ hoặc thiết bị để duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định. Sản phẩm này thường được sử dụng trong các loại động cơ của ô tô, máy móc công nghiệp, và hệ thống làm mát trong các thiết bị điện tử.

Đối với động cơ ô tô, nước làm mát hoạt động như một chất hấp thụ nhiệt từ các bộ phận của động cơ, sau đó truyền nhiệt đó ra bên ngoài qua bộ tản nhiệt hoặc hệ thống làm mát khác giúp điều chỉnh nhiệt độ động cơ, ngăn không cho động cơ quá nóng hoặc đóng băng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, chất làm mát có chứa chất ức chế ăn mòn, bảo vệ các thành phần quan trọng của động cơ khỏi rỉ sét và xói mòn.

Động cơ là nguồn cung cấp năng lượng cho xe ô tô hoạt động. Với các mẫu xe ô tô hiện nay thường sử dụng động cơ đốt trong, và do các quá trình vật lý diễn ra trong các hệ thống này, động cơ trở nên rất nóng. Nếu bạn không thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp, động cơ của bạn có thể bị mài mòn nghiêm trọng, và một số bộ phận có thể thậm chí bị chảy ra theo thời gian. Chi phí bỏ ra để sửa chữa hay thậm chí thay mới có thể lên tới chục triệu.

nuoc-lam-mat-o-to

1.2. Thành phần

Nước làm mát động cơ ô tô thường là một dung dịch pha trộn giữa nước và các chất phụ gia, với các thành phần chính như sau:

  • Nước: Là thành phần chính, nước có tác dụng hấp thụ và truyền nhiệt từ động cơ đến bộ tản nhiệt. Thường sử dụng nước cất hoặc nước tinh khiết để tránh các khoáng chất có thể gây cặn bẩn.
  • Chất chống đông (Antifreeze): Chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nước làm mát đóng băng trong mùa đông. Chất chống đông phổ biến nhất là ethylene glycol hoặc propylene glycol. Ngoài việc chống đóng băng, chúng còn giúp nâng cao điểm sôi của dung dịch làm mát, từ đó làm giảm nguy cơ quá nhiệt.
  • Chất chống ăn mòn (Corrosion Inhibitors): Các chất này bảo vệ các bộ phận kim loại trong hệ thống làm mát khỏi sự ăn mòn và gỉ sét. Chúng giúp duy trì tuổi thọ của các bộ phận như bộ tản nhiệt, bơm nước và ống dẫn.
  • Chất tạo bọt (Foam Inhibitors): Chất này giúp giảm sự tạo bọt trong hệ thống làm mát, vì bọt có thể làm giảm hiệu quả truyền nhiệt và gây hỏng hóc cho hệ thống.
  • Chất ổn định pH (pH Stabilizers): Các chất này duy trì pH của dung dịch làm mát trong khoảng an toàn, ngăn ngừa việc dung dịch trở nên quá kiềm hoặc quá axit, điều này có thể gây hại cho các bộ phận của động cơ.

2. Nước làm mát động cơ ô tô hoạt động như thế nào?

nguyen-ly-hoat-dong-nuoc-lam-mat

Nước làm mát động cơ ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý truyền nhiệt để duy trì nhiệt độ của động cơ ở mức an toàn.

  • Sản phẩm này hấp thụ nhiệt từ các bộ phận nóng của động cơ như xy-lanh, đầu xi-lanh, và bề mặt làm việc.
  • Sau đó nước làm mát ô tô sẽ di chuyển lượng nhiệt năng này qua hệ thống ống dẫn đến bộ tản nhiệt và truyền nhiệt vào không khí thông qua bộ tản nhiệt được hỗ trợ bởi quạt làm mát. Khí đó nhiệt độ của nước làm mát cũng được giảm theo.
  • Sau khi được làm nguội, nước làm mát trở lại động cơ để tiếp tục hấp thụ nhiệt. Quá trình này liên tục diễn ra trong suốt thời gian động cơ hoạt động.

Để nước làm mát hoạt động hiệu quả trong hệ thống làm mát còn trang bị các cảm biến và van điều khiển, như van nhiệt độ giúp điều chỉnh lượng nước làm mát lưu thông qua bộ tản nhiệt dựa trên nhiệt độ của động cơ. Nếu động cơ quá nóng, van mở ra để cho nước làm mát chảy qua bộ tản nhiệt nhiều hơn, giúp làm giảm nhiệt độ.

Xem thêm: Nước Ure xe tải giá rẻ, tiết kiệm

3. Khi nào cần bổ sung nước làm mát động cơ

Với tầm quan trọng của nước làm mát trong việc bảo vệ động cơ xe ô tô. Các nhà sản xuất thường khuyến cáo người sử dụng bổ sung nước làm mát thường xuyên, đều đặn để động cơ ô tô hoạt động tốt nhất. Nhưng bạn đã biết nên bổ sung nước làm mát bao lâu một lần để khắc phục tình trạng quá nhiệt của động cơ chưa?

canh-bao-nuoc-lam-mat-can-bo-sung

Thời gian cần bổ sung nước làm mát cho động cơ ô tô không có một quy tắc cố định vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại xe, điều kiện sử dụng, và tình trạng của hệ thống làm mát. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn chung và yếu tố cần lưu ý:

3.1. Theo lịch bảo trì của nhà sản xuất

  • Kiểm tra định kỳ: Hầu hết các nhà sản xuất ô tô khuyến nghị kiểm tra mức nước làm mát động cơ ô tô định kỳ, chẳng hạn như mỗi 5.000-10.000 km hoặc mỗi lần thay dầu động cơ. Đây là thời điểm tốt để kiểm tra mức nước làm mát và bổ sung nếu cần.
  • Thay nước làm mát động cơ: Nước làm mát ô tô nên được thay thế định kỳ theo lịch bảo trì của nhà sản xuất, thường là từ 2-5 năm hoặc sau khoảng 50.000-100.000 km, tùy thuộc vào loại xe và loại nước làm mát.

3.2. Dấu hiệu cần bổ sung:

  • Mức nước thấp: Kiểm tra bình chứa nước làm mát và bổ sung khi mức nước nằm dưới mức tối thiểu.
  • Đèn cảnh báo: Nếu đèn cảnh báo nhiệt độ hoặc động cơ bật sáng trên bảng điều khiển, kiểm tra và bổ sung nước làm mát ngay lập tức.
  • Rò rỉ: Nếu phát hiện rò rỉ nước làm mát, cần kiểm tra và sửa chữa trước khi bổ sung nước.

3.3. Điều kiện sử dụng đặc biệt

  • Điều kiện khắc nghiệt: Nếu bạn thường xuyên lái xe trong điều kiện nắng nóng, đường đua, hoặc kéo theo tải nặng, bạn có thể cần kiểm tra và bổ sung nước làm mát ô tô thường xuyên hơn.
  • Khi thay thế các bộ phận: Nếu thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận của hệ thống làm mát, hãy bổ sung nước làm mát động cơ và kiểm tra hệ thống.
  • Nếu xe bạn thường xuyên lái xe trong tình trạng tắc đường và chở hàng nặng thì cũng có thể khiến cho nước làm mát tiêu thụ nhanh hơn so với các điều kiện thông thường.

3.4. Thực hiện bảo trì định kỳ

Kiểm tra hàng tháng: Kiểm tra mức nước làm mát mỗi tháng là một thói quen tốt để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng trở thành sự cố lớn.

4. Chi phí thay nước làm mát ô tô

binh-nuoc-lam-mat-o-to

Việc thay nước làm mát là hoạt động phải thực hiện thường xuyên của các chủ xe nên chắc chắn mọi người sẽ tò mò thay nước làm mát hết bao nhiêu tiền? Giá nước làm mát ô tô của một số hãng sản xuất hiện nay là bao nhiêu?

Chi phí thay nước làm mát ô tô có thể biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bao gồm loại xe, loại nước làm mát, và chi phí lao động tại gara hoặc dịch vụ bảo trì. Nhưng nhìn chung chi phí thay nước làm mát sẽ dao động từ 200.000 đến 600.000 VNĐ.

Để có được chi phí cụ thể cho xe của bạn, tốt nhất là liên hệ với các gara hoặc dịch vụ sửa chữa ô tô để nhận báo giá chi tiết về nước làm mát động cơ ô tô. Hãy chắc chắn kiểm tra chất lượng nước làm mát và dịch vụ được cung cấp để đảm bảo rằng bạn nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền bỏ ra.

5. Cách thay nước làm mát ô tô đúng cách

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện thay nước làm mát tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian, khi thay nước làm mát bạn cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả và tránh các sự cố không mong muốn:

nuoc-lam-mat-dong-co-o-to

1.Tắt động cơ xe ô tô và để nguội hoàn toàn

Bạn cần chắc chắn động cơ của mình đã nguội hoàn toàn trước khi bắt đầu thực hiện việc thay nước làm mát ô tô. Để động cơ tản nhiệt nhanh hơn bạn có thể mở nắp capo. Nếu mở nắp bình nước làm mát khi động cơ vẫn chưa thoát hết nhiệt có thể khiến hơi nước có thể thoát ra và gây bỏng hoặc các thương tích khác.

2. Xả nước làm mát cũ

Khi động cơ đã nguội hoàn toàn, bạn mở nắp capo và xác định vị trí bộ tản nhiệt và bình chứa chất làm mát. Đặt một khay xả bên dưới van xả két nước để hứng nước làm mát cũ. Sau đó mở van bình nước làm mát ô tô và để dung dịch chảy hết. Nước làm mát là một chất độc hại vậy nên bạn cần xử lý chúng an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

3. Làm sạch hệ thống

Bạn có thể vệ sinh hệ thống làm mát bằng khăn mềm, hoặc bàn chải mềm chà sạch cặn bẩn và rỉ sét tích tụ khỏi hệ thống làm mát. Sau đó, đổ đầy nước cất vào bộ tản nhiệt rồi bật động cơ xe và để xe chạy không tải trong khoảng 15 phút (nhưng không được lái xe). Việc này nhằm làm sạch hết bụi bẩn và rỉ sét có trong bộ tản nhiệt và động cơ.

Sau 15 phút, hãy xả nước giống như bạn đã làm với chất lỏng cũ. Lặp lại quy trình cho đến khi nước trong. Để động cơ nguội trong khoảng 10 phút rồi thay nút xả.

4. Thay nước làm mát ô tô mới

Pha nước làm mát chung với nước cất theo tỷ lệ 50:50 hoặc theo khuyến nghị của hãng xe. Bạn không nên sử dụng nước máy để pha cùng nước làm mát do trong nước máy chứa các khoáng chất có thể gây đóng cặn hoặc khiến nước làm mát hoạt động không hiệu quả. Đổ hỗn hợp vào bình nước làm mát đến khi đầy bình.

5. Xả khí hệ thống

Sau khi thêm nước làm mát mới, bật động cơ khi mở nắp bộ tản nhiệt để tránh áp suất tích tụ. Để động cơ chạy trong khoảng 10 đến 15 phút để chất làm mát lưu thông tự do bên trong bộ tản nhiệt và cho phép bất kỳ không khí nào bị mắc kẹt thoát ra ngoài.

Đổ thêm chất làm mát đã pha vào bình nước phụ rồi đóng chặt nắp. Bây giờ bộ tản nhiệt của bạn đã có chất làm mát mới và xe của bạn đã sẵn sàng hoạt động. Khởi động động cơ và để động cơ chạy trong vài phút với nắp két nước mở ra để xả hết bọt khí khỏi hệ thống. Đổ thêm nước làm mát khi cần để đảm bảo két nước đầy. Đóng nắp bình lại và kiểm tra hệ thống xe.

Bạn cần kiểm tra lại bình nước làm mát ô tô, ống và các kết nối để xem có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào không. Siết chặt kẹp hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng nếu cần.

Trên đây là một số thông tin về nước làm mát ô tô cũng như nguyên lý hoạt động của nước làm mát động cơ, cách thay nước làm mát tại nhà và những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cho hệ thống làm mát. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình sử dụng ô tô an toàn và hiệu quả hơn.