%title%

Khí nhà kính là gì? Tác hại của việc gia tăng nồng độ khí nhà kính

5 tháng @ Thứ Bảy 5 Tháng 10, 2024

Khí nhà kính là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, và là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về khí nhà kính:

1. Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính (Greenhouse Gases – GHG) là loại khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra và khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, khí nhà kính hấp thụ các bức xạ hồng ngoại này rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính.

Các loại khí nhà kính chính hiện nay bao gồm: hơi nước, CO₂, CH₄, N₂O, O₃, các khí CFC (Chlorofluorocarbon – hợp chất hữu cơ halogen hóa đầy đủ). Nghị định thư Kyoto xác định 6 loại khí nhà kính (GHG) do các hoạt động của con người tạo ra gồm CO₂, CH₄, N₂O₂ và 3 loại khí Flo (hydrofluorocarbons, perfluorocarbons và sulphur hexafluoride).

Theo điều 91, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định ” Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO₂), methane (CH₄) và nitrous oxide (N₂O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF₃).”

2. Nguyên nhân gây ra sự gia tăng của khí nhà kính

Nguyên nhân gây ra sự thay đổi của nồng độ khí nhà kính rất phức tạp và đa dạng, có thể do các hiện tượng tự nhiên ( ví dụ như hoạt động của núi lửa hoặc quá trình phong hóa đá) hoặc do hoạt động của con người gây nên:

nguyen-nhan-khi-nha-kinh
Nguyên nhân gây ra khí nhà kính
  • Sự nóng lên toàn cầu gây ra sự tan chảy của tầng băng vĩnh cửu, giải phóng một lượng lớn metan (NH₄) vốn tồn tại tự nhiên trong những tầng băng này. Nhiệt độ nóng hơn cũng gia tăng quá tình phân hủy chất hữu cơ, tạo nên một khối lượng lớn khí nhà kính.
  • Các loại nhiên liệu tự nhiên trên thế giới như than, dầu và khí đốt tự nhiên tạo ra năng lượng phục vụ cho con người đồng thời carbon trong các nguyên liệu này sau khi trải qua quá trình đốt cháy để tạo điện phát thải lượng khí CO₂ – một trong những loại khí nhà kính chính.
  • Quá trình khai thác dầu khí, than đá và hoạt động chôn lấp rác thải tạo ra một lượng lớn khí thải metan. Theo một nghiên cứu lượng khí metan trong các hoạt động này có thể chiếm tới 55% tổng lượng khí metan do con người gây ra. Phần còn lại (khoảng 32%) lượng khí metan còn lại do con người tạo ra là do việc chăn nuôi gia súc như bò, cừu và các loại nhai lại khác, khí metan được lên men trong thức ăn dạ dày của các loài động vật này. Ngoài ra hoạt động nông nghiệp, phân hủy phân cũng phát thải khí metan.
  • Khí thải oxit nitơ do con người gây ra lại phát sinh phần lớn từ hoạt động nông nghiệp. Do vi khuẩn trong đất và nước có thể chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ vậy nên sau khi được bón phân thì đất đã được đưa thêm vào một lượng lớn N₂ làm tăng quá trình phản ứng này và tạo ra nhiều N₂O hơn.
  • Hoạt động phá rừng và cháy rừng cũng tạo ra một lượng lớn CO₂ và N₂O do phân hủy cây rừng. Khi cây bị chặt, chúng cũng sẽ giải phóng lớn lớn carbon tích trữ vào bầu khí quyển.
  • Các hoạt động công nghiệp khác như sản xuất xi măng từ đá vôi giàu carbon, hydrofluorocarbon(HFCs)-chất làm lạnh được sử dụng thay thế cho chlorofluorocarbon (CFC) – chất làm suy giảm tầng ozon, đã bị loại bỏ dần nhờ Nghị định thư Montrealphát được sử dụng trong quá trình trong làm lạnh và điều hòa không khí đều thải khí nhà kính vào khí quyển.

3. Nóng lên toàn cầu – Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí nhà kính?

Sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển là nguyên nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu.

trai-dat-nong-len

Khi bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất sẽ được mặt đất hấp thu và khiến mặt đất nóng lên. Sau đó, mặt đất sẽ bức xạ lại sóng dài vào khí quyển để các loại khí nhà kính hấp thụ làm cho trái đất nóng lên đây chính là hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Nhìn chung hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên và có lợi cho chúng ta. Khí nhà kính trong khí quyển sẽ giữ lại một phần bức xạ nhiệt do bề mặt Trái đất phát ra sau khi được mặt trời làm nóng, điều này duy trì nhiệt độ của hành tinh ở mức phù hợp cho sự phát triển của sự sống.

Tuy nhiên, việc gia tăng quá mức của lượng khí nhà kính khiến lượng nhiệt được giữ lại tại bề mặt Trái đất nhiều hơn và gia tăng nhiệt độ chung trên hành tinh của chúng ta gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các hậu quả có thể nhìn thấy đến thời điểm hiện tại của hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra tan băng của các khối băng hà, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng bão và siêu bão, điều kiện sống thay đổi bắt buộc các loài động vật phải di cư, một số vùng đất màu mỡ cũng bị sa mạc hóa, những thay đổi về nhiệt độ và mùa vụ đang ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng, cỏ dại xâm lấn và các loại bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh sản, trao đổi chất, bệnh tật, … của các giống cây trồng.

4. Kết luận

giam-khi-nha-kinh

Việc giảm phát thải khí nhà kính là một vấn đề trọng điểm được toàn thế giới quan tâm và gấp rút triển khai thực hiện. Các quy định bắt buộc tại một số lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm cách cải tiến công nghệ, tăng cường hiệu quả năng lượng và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Đối với lĩnh vực vận tải, các quy chuẩn về khí thải Euro 4-5-6 đã tạo tiền đề để các doanh nghiệp đầu tư tập trung phát triển, đưa ra các giải pháp để xử lý khí thải ô tô,….

Ngoài ra, các chính sách khuyến khích, chẳng hạn như ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho các dự án xanh, cũng đóng vai trò quan trọng. Chúng không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí mà còn khuyến khích đổi mới sáng tạo trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ bền vững điển hình là sự ra đời của tín chỉ carbon cho phép các doanh nghiệp mua và bán tín chỉ carbon, tạo ra động lực tài chính để đầu tư vào các giải pháp bền vững.

Việc thực hiện các nghĩa vụ giảm phát thải này không chỉ giúp các quốc gia đạt được các mục tiêu về khí hậu mà còn mở ra cơ hội kinh doanh mới, tạo ra việc làm trong các lĩnh vực xanh và bền vững. Hợp tác quốc tế và chia sẻ công nghệ cũng rất cần thiết để tăng cường hiệu quả của các nỗ lực này trên toàn cầu.