%title%

Hướng dẫn làm sạch Bầu lọc khí thải DPF đúng cách

3 tháng @ Thứ Bảy 16 Tháng mười một, 2024

Vệ sinh bầu lọc hạt diesel DPF đúng cách không những giúp giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường thải ra ra từ xe ô tô mà còn giảm chi phí bảo trì và sửa chữa bộ phận này. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tự vệ sinh bộ lọc DPF, dung dịch vệ sinh bầu lọc khí thải xe ô tô, chi phí vệ sinh bộ lọc hạt diesel DPF, đèn cảnh báo khi DPF bị tắc,…

1. Tìm hiểu về bộ lọc hạt Diesel DPF

Bộ lọc hạt diesel hay DPF là một phần của hệ thống xử lý khí thải trên xe động cơ diesel. Tác dụng của bộ phận này là lọc các hạt ô nhiễm ví dụ như bụi, muội than, bồ hóng thải ra từ động cơ đốt trong. Trong tình trạng tốt, bộ lọc hạt diesel có thể thu được tới 100% lượng khí thải hạt và chịu trách nhiệm cho việc không có cặn đen xỉn tích tụ trên ống xả của động cơ diesel hiện đại.

Bộ phận này thường đi kèm với hệ thống xử lý khí thải ô tô SCR sử dụng dung dịch Adblue nhằm loại bỏ khí thải NOx khỏi khí thải xe nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

2. Cấu tạo của bộ lọc hạt DPF

cau-tao-bo-loc-hat-dpf

Bộ lọc hạt Diesel DPF thông thường gồm bốn bộ phận sau:

2.1. Vật liệu lọc

Vật liệu lọc được sử dụng trong DPF khá đa dạng, tùy từng mẫu xe mà chất liệu của bộ lọc có thể bao gồm:

  • Cordierite (một loại vật liệu gốm sứ) với ưu điểm là rẻ tiền, hiệu quả lọc tốt, không phản ứng với các thành phần của khí thải nên được sử dụng phổ biến trong các dòng xe. Tuy nhiên điểm nóng chảy của chất liệu này tương đối thấp khoảng 1200°C và có thể bị tan chảy trong quá trình tái tạo (xảy ra trong trường hợp bộ lọc hoạt động quá công suất, trong quá trình tái tạo thụ động bằng nhiệt từ động cơ xe ô tô).
  • Chất liệu silicon carbide có điểm nóng chảy cao khoảng 2700°C tuy nhiên vật liệu này không có bề mặt nhiệt ổn định nên khó tạo hình. Lõi silicon carbide thường đắt hơn so với lõi cordierite. Hai loại vật liệu này thường được thiết kế giống nhau nên có thể thay thế được cho nhau.
  • Bộ lọc  gốm: chất liệu này làm từ nhiều loại sợi gồm được trộn lẫn vào nhau tạo thành một vật liệu tổng hợp. Loại vật liệu này dễ tạo hình, giúp kiểm soát lưu lượng hạt muội than đi vào hệ thống DPF giúp hệ thống hoạt động có hiệu quả hơn.
  • Bộ lọc kim loại: Các lõi làm từ loại vật liệu này có ưu điểm là dòng điện có thể chạy qua bộ lọc để làm nóng lõi cho mục đích tái sinh và cho phép bộ lọc tái sinh ở nhiệt độ xả thấp và/hoặc lưu lượng xả thấp. Lõi sợi kim loại có thường đắt hơn lõi cordierite hoặc silicon carbide và không thể thay thế cho nhau vì yêu cầu về điện.

2.2. Cấu trúc bộ lọc

Bộ lọc DPF thường có cấu trúc dạng tổ ong với nhiều lỗ nhỏ hình lục giác hoặc hình vuông để dẫn khí thải qua. Các đường dẫn này thường được sắp xếp so le giúp khi khí thải đi qua bộ lọc thì các hạt bụi, muội than, hạt vật chất sẽ bị giữ lại trên bề mặt bộ lọc và bị loại bỏ sau quá trình tái tạo chủ động hoặc thụ động. Cấu trúc tổ ong nhằm tăng tiếp xúc giữa khí thải và vật liệu lọc nhằm tăng hiệu quả lọc muội than, bụi từ khí thải động cơ.

2.3. Lớp phủ chất xúc tác (catalytic coating)

Một số mẫu xe còn được thiết kế với lớp phủ bên ngoài cấu trúc tổ ong bằng các chất liệu như Bạch kim, Paladi hoặc Rhodium. Các chất xúc tác này giúp hạ nhiệt độ đốt cháy các hạt bụi carbon trong quá trình tự làm sạch bộ lọc.

2.4. Lớp vỏ ngoài

Bộ lọc hạt diesel DPF có lớp vỏ ngoài được làm từ các chất liệu chịu nhiệt và bền vững với điều kiện làm việc khắc nghiệt của hệ thống xử lý khí thải nhằm bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác động từ môi trường.

3. Bộ lọc hạt DPF bị tắc có sao không?

den-canh-bao-bo-loc-hat-dpf-dong-co-diesel

Làm sạch bầu lọc khí thải DPF là một quy trình bắt buộc khi bạn lái các loại xe có hệ thống này. Một bộ lọc hạt diesel được bảo dưỡng tốt hoặc mới có thể sử dụng được tới 160.000 km kể từ khi lắp đặt. Bộ lọc DPF không được vệ sinh và bảo dưỡng khi bị tắc nghẽn sẽ dễ bị hư hỏng nghiêm trọng hơn cho động cơ xe.

Việc sử dụng xe khi bầu lọc khí thải DPF bị tắc trong thời gian dài có thể gây hư hỏng động cơ xe. Tác động dễ nhận thấy nhất là việc động cơ hoạt động kém hiệu quả hơn, do khi DPF bị tắc, hệ thống xe chuyển chế độ  “limp mode” hoặc chế độ an toàn, điều này sẽ hạn chế xe và buộc xe phải chạy chậm.

Đây là một chế độ bảo vệ được thiết kế để ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ và các bộ phận khác. Dù vậy, hoạt động khi hệ thống chuyển sang chế độ này trong thời gian dài vẫn có thể gây ra các hư hỏng nghiêm trọng cho turbo, động cơ và hệ thống xả.

Khi bầu lọc khí thải ô tô bị tắc nghẽn, màn hình điều khiển có thể hiện đèn cảnh báo DPF bị tắc nghẽn cho lái xe biết thời điểm cần vệ sinh bộ phận này.

Xem thêm: Cách xử lý khi xe hết nước Ure

4. Làm sạch bộ lọc hạt diesel DPF

dpf-bi-tac

Với bộ lọc DPF bạn có thể dễ dàng làm sạch với ba cách dưới đây:

a. Tái sinh thụ động

Trong quá trình lái xe thì bầu lọc khí thải DPF có thể tự làm sạch. Đây được gọi là quy trình tái sinh thụ động. Khi động cơ hoạt động ở nhiệt độ cao, hạt muội than trong DPF bị đốt cháy mà không cần can thiệp thêm. Cơ chế này giúp bộ lọc hạt DPF có thể tự làm sạch, giảm số lần bảo dưỡng và vệ sinh bộ lọc

b. Tái sinh chủ động

Với các dòng xe diesel hiện đại, bộ phận này còn được tích hợp hệ thống tái tạo tự động cho phép hệ thống xe phát hiện khi bộ lọc DPF đầy và cần được làm sạch. Bạn có thể kích hoạt chức năng tái tạo tự động để làm sạch bầu lọc khí thải DPF mà không cần đến sản phẩm hỗ trợ. Quá trình này gọi là “tái tạo chủ động” nghĩa là tăng nhiệt độ xả bằng cách phun thêm nhiên liệu hoặc sử dụng điện trở để đốt nóng DPF.

Bạn nên tìm một con đường dài và bằng phẳng hoặc đường cao tốc để tránh việc giảm tốc độ khi đang thực hiện việc tái tảo chủ động. Bắt đầu lái xe và chú ý đến cả động cơ và tốc độ xe (nên giữ tốc độ khoảng 60 – 80 km/h). Cố gắng giữ tốc độ động cơ khoảng 2500 vòng / phút.

Bạn nên lái xe khoảng 15-20  phút cho đến khi biểu tượng cảnh báo biến mất.

c. Sử dụng các biện pháp làm sạch bằng dụng cụ hoặc dung dịch xử lý chuyên biệt

Sau một thời gian dài sử dụng thì động cơ vẫn có khả năng đóng cặn và xảy ra hiện tượng tắc nghẽn bộ lọc, do quá trình tái tạo thụ động và chủ động không thể làm sạch 100% muội than tích tụ. Bạn có thể sử dụng một số loại phụ gia chuyên dụng, dung dịch vệ sinh bầu lọc khí thải nếu không muốn tháo bầu lọc khí thải DPF ra; hoặc tháo bộ phận này ra và sử dụng dụng cụ khí nén hoặc nước có áp suất cao để làm sạch bộ lọc hoàn toàn.

Sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh bầu lọc khí thải ô tô giúp giảm nhiệt độ cần thiết để đốt cháy hạt muội và cải thiện quá trình tái tạo. Hệ thống xe sẽ thông báo cho bạn khi nào bầu lọc khí thải DPF đầy và cần được làm sạch.

Khi sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh bầu lọc khí thải bạn chú ý sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Nếu bạn không quen sử dụng các sản phẩm này có thể đến các xưởng dịch vụ để thực hiện tái sinh cưỡng bức hoặc vệ sinh chuyên nghiệp.

Để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của bộ lọc DPF, bạn nên chú ý làm sạch bộ phận này định kỳ để đảm bảo xe ô tô luôn được vận hành trong điều kiện tốt nhất. Hãy đảm bảo sử dụng nhiên liệu chất lượng cao, lái xe trên đường dài ở tốc độ ổn định khi cần để hỗ trợ quá trình tái sinh tự động, và xử lý ngay khi có dấu hiệu bất thường. Nếu tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, hãy đến các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để được hỗ trợ tái sinh hoặc vệ sinh DPF một cách an toàn và hiệu quả.