Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông: Vấn nạn toàn cầu cần giải pháp triệt để do vậy Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ ra rằng: “Khí thải gây ô nhiễm không khí từ vận tải là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí tại châu Âu”, bên cạnh sản xuất công nghiệp và nhà máy điện. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cộng đồng quốc tế đã không ngừng nỗ lực để kiểm soát và giảm thiểu khí thải từ các phương tiện giao thông. Việc ra đời của các tiêu chuẩn khí thải EURO 4, EURO 5 và EURO 6 và mới đây nhất là EURO 7 là bước tiến quan trọng giúp xử lý khí thải và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Tiêu chuẩn khí thải Euro là bộ quy định nghiêm ngặt về giới hạn khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ mới được sản xuất và bán ra thị trường tại Liên minh Châu Âu. Việc nâng cấp từ Euro 5 lên Euro 6 thể hiện nỗ lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát khí thải, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mục lục
Euro 4 (EC 2005) ra đời vào tháng 1/2005, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông. Tiêu chuẩn này tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát khí thải từ xe diesel, đặc biệt là giảm thiểu lượng hạt vật chất (PM) và oxit nitơ (NOx) – những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Khí thải từ xe diesel, đặc biệt là PM và NOx, có thể gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và thậm chí là ung thư. Nhận thức được mối nguy hại này, Euro 4 quy định giới hạn phát thải nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn trước đó với mật độ của các chất gây ô nhiễm như sau:
Để đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4, các nhà sản xuất ô tô đã phải áp dụng những công nghệ xử lý khí thải tiên tiến, chẳng hạn như bộ lọc hạt diesel (DPF). DPF có khả năng giữ lại và đốt cháy các hạt PM độc hại, ngăn chặn chúng phát tán vào môi trường.
Nhằm góp phần cải thiện chất lượng không khí, Việt Nam đã chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 cho xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới từ ngày 01/01/2018. Việc áp dụng Euro 4 đã góp phần nâng cao chất lượng xe, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù Euro 4 đã được thay thế bởi các tiêu chuẩn khí thải mới nghiêm ngặt hơn, nhưng nó vẫn là một cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới một thế giới xanh, một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.
Euro 5 (EC 2009), có hiệu lực từ tháng 9/2009, tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thắt chặt giới hạn phát thải hạt từ động cơ diesel và giới thiệu giới hạn hạt cho động cơ xăng phun xăng trực tiếp.
Euro 5 đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm soát khí thải so với Euro 4, đặc biệt là đối với hạt vật chất (PM) và oxit nitơ (NOx):
Euro 5 Và Lợi Ích Cho Môi Trường: Bằng cách giảm thiểu phát thải PM và NOx, Euro 5 góp phần cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu các bệnh về hô hấp, tim mạch và ung thư. Việc kiểm soát số lượng hạt phát thải từ động cơ diesel cũng giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người tốt hơn.
Từ năm 2011, Euro 5 yêu cầu:
Mặc dù đã được thay thế bởi Euro 6, nhưng Euro 5 vẫn là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng tới một tương lai xanh và bền vững hơn.
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, các sản phẩm xe ô tô lắp ráp, sản xuất và cả xe nhập khẩu mới sẽ buộc phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức Euro 5. Các loại xe đang lưu hành trên thị trường và đang sử dụng sẽ không phải áp dụng kiểm định khí thải theo tiêu chuẩn này.
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn khí thải Euro 4 đã được áp dụng chính thức từ 1/1/2018 đối với các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Tuy nhiên, giữa đến thời điểm hiện tại, khi nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng quy định tiêu chuẩn Euro mức 5 thì Việt Nam cũng đã có sự tiếp nhận và thay đổi nhất định từ tiêu chuẩn Euro 4 sang 5 từ năm 2021.
Công nghệ chính là điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn khí thải Euro 4 và 5. Nếu như trước đó, với các xe có động cơ không đạt chuẩn Euro 4 chỉ cần nâng cấp lại linh kiện xe, điều chỉnh và xử lý các bộ phận xúc tác thì đã có thể đạt được tiêu chuẩn này. Nhưng khi tiêu chuẩn mức 5 áp dụng thì sẽ đòi hỏi sản phẩm có công nghệ mới hơn, cao hơn, hiện đại hơn để có thể đạt có lượng xả thải thấp hơn chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Tháng 9/2014 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô với sự ra đời của tiêu chuẩn khí thải Euro 6 (EC 2014). Euro 6 đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về giảm thiểu khí thải, đặc biệt là oxit nitơ (NOx) từ động cơ diesel, đồng thời thiết lập tiêu chuẩn tương đồng cho cả động cơ xăng và diesel.
Euro 6 tập trung vào việc giảm đáng kể lượng NOx từ động cơ diesel, cụ thể là giảm 67% so với Euro 5. Để đạt được mục tiêu này, Euro 6 khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý khí thải tiên tiến như:
Giới hạn phát thải Euro 6 (diesel):
Lợi Ích Của Euro 6:
Bằng cách áp dụng những công nghệ tiên tiến và giới hạn phát thải NOx nghiêm ngặt, Euro 6 góp phần:
Mặc dù đã có những tiêu chuẩn mới hơn như Euro 6d-TEMP và Euro 6d, nhưng Euro 6 vẫn là một bước tiến quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô hướng tới một tương lai xanh và bền vững.
ECO LIFE VIỆT NAM – Đồng hành cùng bạn kiến tạo một Việt Nam xanh!