%title%

Xe ô tô điện có thực sự “xanh” so với ô tô truyền thống? Sự khác biệt của hai loại xe

4 tháng @ Thứ Sáu 18 Tháng 10, 2024

Xe ô tô điện được xem như một giải pháp giúp bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu. Lượng khí thải từ xe ô tô điện gần như bằng không. Đây là suy nghĩ của đại đa số mọi người khi nói về xe điện, nhưng chúng có thực sự xanh như bạn nghĩ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Xe ô tô điện là gì?

xe-o-to-dien-khai-niem

Xe ô tô điện là một loại xe sử dụng điện nhằm cung cấp năng lượng. Cần phân biệt xe điện với xe hybrid (xe có cả động cơ điện và động cơ đốt trong). Khi nhấn chân ga, công suất được truyền từ ắc quy sang động cơ điện. Động cơ được cấp điện khiến trục chuyển động quay bánh xe. Khi xe phanh, xe bắt đầu giảm tốc và động cơ trở thành máy phát điện, tạo ra công suất. Sau đó, công suất này được đưa trở lại ắc quy.

2. Sự khác biệt giữa ô tô điện và ô tô truyền thống

2.1. Động cơ

Sự khác biệt lớn nhất của hai loại xe là sử dụng động cơ tạo ra năng lượng khác nhau. Nếu các ô tô truyền thống sử dụng động cơ đốt trong (động cơ xăng hoặc động cơ diesel) đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng cơ học thì ô tô điện dựa vào pin động cơ điện để tạo ra năng lượng.

Xe điện giải phóng năng lượng theo phương pháp điện hóa mà không cần bất kỳ loại đốt cháy nào, nhờ vào pin lithium-ion. Điều này có nghĩa là không có nhiên liệu nào bị đốt cháy và do đó không có không khí ô nhiễm bị thải ra môi trường trong quá trình lái xe. Đây là một ưu điểm lớn của xe điện so với xe ô tô thông thường, quá trình hoạt động của ô tô điện không tạo ra khí thải khiến nó thân thiện hơn nhiều so với các hoạt xe sử dụng động cơ đốt trong

2.2. Yêu cầu về bảo dưỡng

bao-duong-xe-dien
Thời gian bảo dưỡng của hai loại xe

Các loại xe hơi thông thường cần lịch bảo dưỡng, thay mới định kỳ ví dụ như dầu, bộ lọc không khí, bugi,….  Những bộ phận này cần được thay thế định kỳ do hao mòn  ma sát liên tục phát sinh trong quá trình vận hành động cơ.

Ngược lại, xe điện có ít bộ phận chuyển động hơn so với xe truyền thống có động cơ đốt trong; do đó, chúng ít cần bảo dưỡng hơn. Dù vậy, một số bộ phận của xe điện vẫn cần thay thế định kỳ hoặc cập nhập phần mềm để có hiệu suất tối ưu theo thời gian nhưng hoạt động này diễn ra không thường xuyên và số lần cần bảo dưỡng sẽ ít hơn so với xe hơi thông thường.

2.3. Tác động môi trường

Về bản chất, xe ô tô điện không thải ra khí nhà kính trong quá trình vận hành, giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường vì chúng có thể dựa vào điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió.

Xe ô tô thông thường thải ra các chất ô nhiễm có hại vào môi trường, bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit và các hạt vật chất. Những khí thải này góp phần đáng kể vào ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Theo số liệu ước tính của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong số tổng lượng khí nhà kính được con người thải ra khí quyển vào năm 2010 thì có đến 14% được thải ra từ các phương tiện giao thông. Lưu ý là lượng khí thải này chỉ mới tính số lượng phát thải từ chính phương tiện mà chưa tính đến việc xả thải CO2 từ việc sản xuất các phương tiện hoặc các tác động tiêu cực khác của phương tiện giao thông (ví dụ như làm mòn mặt đường,….)

Vậy nên việc sử dụng ô tô điện được xem là một giải pháp tốt để chống lại khí thải. Các phương tiện này gần như không phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và giúp bảo vệ sức khỏe con người, tận dụng năng lượng phổ biến nhất hiện nay (đó là điện). Nhưng liệu xe điện có thực sự không phát thải?

3. Xe ô tô điện có thực sự “xanh”

Câu trả lời là có và không. Chúng ta đã thấy rằng mặc dù chúng không thải ra CO2 khi đang lái, nhưng chúng có thể thải ra CO2 trong 3 giai đoạn khác: trong quá trình sản xuất, sản xuất năng lượng và khi kết thúc vòng đời.

san-xuat-xe-dien

Thứ nhất, quá trình lắp ráp, sản xuất xe điện.

Pin là một bộ phận của xe điện. Điện trên xe được lưu trữ trong các loại pin lớn để đảm bảo quá trình hoạt động của xe nhưng chính các loại pin này là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình khai thác lithium, cobalt và nickel hoặc than chì chỉ tồn tại bên dưới bề mặt Trái đất và do đó phụ thuộc vào các hoạt động khai thác với các quy trình gây ô nhiễm cho môi trường, ảnh hưởng đến đất đai, nước và sinh thái địa phương.

Thứ hai về nguồn năng lượng của xe.

Nguồn năng lượng của xe điện được lấy từ điện năng. Nếu nguồn năng lượng cung cấp năng lượng cho những chiếc xe này không đến từ tấm pin mặt trời, tua bin gió hoặc thậm chí là hạt nhân hoặc thủy điện, thì lượng khí thải CO2 của chúng sẽ cao hơn nhiều. Như vậy, nếu điện trên xe của bạn không được sử dụng từ năng lượng tái tạo thì dù xe điện của bạn có không phát thải thì thực chất khí thải của chúng đã được phát thải từ một nhà máy xa xôi nào đó.

Ví dụ bạn lái xe ô tô điện ở các quốc gia mà năng lượng điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch ví dụ như Mỹ, Trung Quốc, Indonesia thì xe điện của bạn không thực sự không phát thải. Mặc dù ô tô điện không thải ra khí CO2 khi vận hành, nhưng nếu năng lượng điện mà chúng sử dụng đến từ nguồn hóa thạch, thì tổng lượng phát thải thực tế vẫn có thể cao.

Ngược lại nếu bạn lái xe ở các quốc gia mà năng lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thủy điện ví dụ như Đan Mạch, Đức, Thụy Điển thì lợi ích bảo vệ môi trường của xe điện xe rõ ràng hơn, việc sử dụng xe điện không chỉ giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn giúp giảm ô nhiễm không khí.

Thứ ba khi kết kết thúc vòng đời.

Việc xử lý số pin đã sử dụng cũng là vấn đề lớn do trong pin có thể chứa các chất độc hại nếu không được tái chế đúng quy trình. Quy trình tái chế pin vẫn chưa được hoàn thiện nên có thể khá tốn kém mà không đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi với sự phát triển của thị trường ô tô điện thì việc tìm cách tái chế chúng hoặc thu hồi các nguyên tố đất hiếm càng trở nên được chú trọng hơn. Nhiều công ty và nhà nghiên cứu đang làm việc để phát triển công nghệ pin bền vững hơn và cải thiện quy trình tái chế, với mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường. Sự tiến bộ trong công nghệ pin và việc chuyển sang năng lượng tái tạo cho quá trình sản xuất điện có thể giúp giảm thiểu các vấn đề này trong tương lai.

Theo nghiên cứu vào năm 2023 của VDI Gesellschaft Fahrzeug, một hiệp hội kỹ thuật của Đức lượng chất gây ô nhiễm được thải ra trong quá trình sản xuất ô tô điện có thể cao hơn nhiều so với động cơ đốt trong, nhưng nếu xét toàn bộ vòng đời sản phẩm khoảng 200.000km, ô tô điện lại có lượng khí thải ra môi trường ít hơn xe chạy bằng nhiên liệu xăng hoặc dầu.

Bạn sẽ cần chạy tối thiểu 90,000km mới bù đắp được phần ô nhiễm mà nó gây ra trong quá trình sản xuất. Ô tô điện chỉ xanh, sạch hơn xe động cơ đốt trong sau mốc 90.000km. Đây được coi là “điểm chuyển xanh” của xe điện.

Mong rằng bài viết trên đây đã cho bạn bạn một số thông tin hữu ích về xe điện cũng như quá trình phát thải của xe. Xe điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những thách thức nhất định liên quan đến tác động môi trường, đặc biệt là trong sản xuất và xử lý pin. Việc xem xét toàn bộ chuỗi giá trị và nguồn năng lượng sử dụng là rất quan trọng để đánh giá xem xe điện có thực sự “xanh” hay không.